Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm là vấn đề thách thức nhiều quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Biết cách kiểm tra nước sinh hoạt để phát hiện nhiễm khuẩn là điều rất cần thiết trong cuộc sống hiện nay vì vậy ở bài viết này chúng tôi xin giới thiệu cách kiểm tra nước sinh hoạt bị nhiễm khuẩn và biện pháp xử lý.
Tác hại của việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt nhiễm bẩn
Nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm là nguyên nhân gây ra bệnh tật của con người và theo thống kê của tổ chức y tế thế giới thì có đến 80% nguyên nhân nhiễm bệnh ở các nước đang phát triển liên quan đến nguồn nước.
Những con số đáng báo động về tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm đặc biệt ở các khu đô thị lớn trong thời gian gần đây gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta nên có các Cách kiểm tra nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn từ sớm để có giải pháp xử lý hữu hiệu nhằm ngăn chặn bệnh tật có liên quan đến nguồn nước ô nhiễm.
Nguồn nước bẩn không chỉ gây tác hại tức thời, nó gây ra những bất tiện trong cuộc sống hàng ngày như các vật dụng trong gia đình nhanh hỏng, bị ố màu, hoen rỉ, con người còn bị lỡ loét chân tay nguy hại hơn nữa là những căn bệnh nan y khó có thể chữa lành.
Với nguồn nước nhiễm asen chỉ một liều lượng nhỏ Asen có trong nguồn nước giếng khoan, nguồn nước máy được sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống nếu sử dụng lâu dài thì sẽ bị các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, giảm hồng cầu, bạch cầu… Các nguồn nước nhiểm phèn, nhiễm sắt lại càng phổ biến hơn và ảnh hướng rất nhiều đến chất lượng sống của người dân trong khu vực. Các dịch bệnh như bại liệt, giun sán, viêm não, đau mắt hột, nấm, tiêu chảy, … được cho rằng có liên quan mật thiết đến nguồn nước bị nhiễm khuẩn.
Cách kiểm tra nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm
Đối với nguồn nước bị nhiễm Mangan
Để biết đích xác nguồn nước sinh hoạt gia đình có bị nhiễm Mangan hay không thì cách duy nhất là bạn nên kiểm tra các dụng cụ trong nhà. Khi có hiện tượng bám cặn đen ở những thiết bị sành sứ như bồn cầu, bình nóng lạnh trong nhà tắm hay bám cặn ở các dụng cụ đun nước khi nấu ăn khiến thức ăn nấu lâu chín hơn thường lệ.
Đối với nguồn nước bị nhiễm Asen
Nồng độ Asen trong nước có thể được phát hiện thông qua cách làm hết sức đơn giản sau đây: bạn để nước trong bình chứa một thời gian sau đó quay lại kiểm tra xem nước bên trong bình chứa có hiện tượng đục, màu trắng sữa hay không. Nếu có thì chính xác là nguồn nước nhà bạn nhiễm nồng độ Asen cực kỳ lớn và vô cùng nguy hại cho sức khỏe cả nhà.
Đối với nguồn nước bị nhiễm phèn, sắt
Khi nguồn nước sinh hoạt gia đình bị nhiễm phèn, sắt thì các thiết bị hay vật dụng trong nhà sẽ có các vết hoen ố hay gỉ sét rất dễ nhận biết. Đồng thời mùi tanh, có váng cũng như màu vàng đậm của nước cũng góp phần giúp bạn khẳng định nguồn nước máy gia đình nhiễm phèn, sắt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm thí nghiệm với chè khô hoặc mủ cây chuối để nhận biết liệu trong nguồn nước gia đình có nhiễm phèn, sắt hay không. Cách kiểm tra nước sinh hoạt nhiễm phèn rất đơn giản: cho nước chè khô hoặc mủ cây chuối nhỏ vào nước và chờ trong giây lát. Nếu nước chuyển màu thành tím thì chứng tỏ nước sinh hoạt gia đình bạn đã bị nhiễm bẩn.
Đối với nguồn nước cứng (nhiễm canxi)
Không dễ dàng gì để bạn phân biệt được nguồn nước cứng bằng mắt thường mà không qua các thí nghiệm xác thực. Bằng cách đun sôi nước, bạn mới có thể kiểm tra được nguồn nước cứng này. Nếu sau khi đun sôi nước, bạn thấy có hiện tượng cặn trắng, váng xuất hiện thì đấy chính là nguồn nước gia đình bạn đã nhiễm canxi nặng.
Đối với nguồn nước máy bị nhiễm Clo, Amoni
Hiện tượng trong nước có mùi Clo cực kỳ khó chịu gần như mùi của thuốc tẩy và có ánh vàng cho phép bạn khẳng định là nguồn nước máy gia đình bạn đã bị nhiễm Clo, Amoni.
Đối với nguồn nước máy bị nhiễm Nitrit
Muốn phân biệt nguồn nước máy gia đình có bị nhiễm Nitrit không thì bạn chỉ có duy nhất cách luộc thịt bằng chính nước này. Nếu thịt sau khi luộc có màu hồng đỏ thì chứng minh được nguồn nước máy này đã bị nhiễm Nitrit. Bởi Nitrit gây ức chế hồng cầu khiến thịt có màu hồng đỏ tương tự thịt không chín.
Trên đây là những cách kiểm tra nước sinh hoạt có bị nhiễm tạp chất hay không. Và trên thực tế còn nhiều tạp chất khác nữa lẫn vào trong nguồn nước sinh hoạt gia đình cần phải có các phương pháp kiểm tra, sửa nước sinh hoạt chuyên sâu hơn từ các nhà chuyên môn.
Thậm chí ngay cả khi nước máy bạn dùng đã được qua xử lý thì những tác động của vi khuẩn bên ngoài đường ống dẫn nước, bể chứa cũng có thể gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước khó tránh khỏi.
Các biện pháp xử lý tạm thời nước bị nhiễm khuẩn
– Luôn dùng nước đã đun sôi.
– Uống nước đun sôi mới sau 24h, bởi sau ngần ấy thời gian nước đun sôi để nguội không hề an toàn để sử dụng, nó sẽ bị nhiễm khuẩn trở lại.
– Để lắng và gợn nước sau đó phơi nước dưới ánh nắng trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày. Cần thiết sử dụng các phương pháp lọc nước như lọc nước bằng than hoạt tính, lọc nước dạng phun mưa, …